Ngày 4/10,ổđoạnnhũkếthợptáitạongựcngừaungthưtừ điển anh việt Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết chị Loan, ngụ Đăk Lăk, mắc ung thư vú dạng biểu mô xâm nhập, giai đoạn một.
Bác sĩ tư vấn cho chị Thanh phẫu thuật "2 trong 1", cắt bỏ tuyến vú trái, đoạn nhũ ngực phải phòng ngừa và tái tạo bằng túi ngực. Bác sĩ Giang giải thích người bệnh mắc ung thư vú một bên có nguy cơ ung thư bên còn lại. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa đối bên (cắt mô vú bên ngực còn lại) giúp giảm nguy cơ ung thư, dễ tái tạo đồng đều hai bên ngực, tăng hiệu quả thẩm mỹ, tránh mổ nhiều lần.
Sau phẫu thuật thành công, người bệnh sẽ hóa trị và dùng thuốc điều trị nội tiết hỗ trợ trong 5 năm.
Chị Thanh cho biết không có tiền sử gia đình, chưa từng bị bệnh về vú. Khi nhận kết quả ung thư vú, chị suy sụp. "Nhưng nhờ được tái tạo ngực ngay trong cuộc mổ nên tôi cảm thấy thoải mái và không tự ti", chị nói.
Bác sĩ Thùy Giang cho biết 10 năm gần đây, ung thư vú có tỷ lệ mắc mới hàng đầu ở nữ giới và xu hướng trẻ hóa. Phụ nữ dưới 35 trong độ tuổi lấy chồng, mang thai, sinh con nếu mắc bệnh, bác sĩ thường tư vấn kế hoạch điều trị toàn diện, vừa đảm bảo an toàn vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ.
Hầu hết phẫu thuật đoạn ngũ phòng ung thư được thực hiện dựa trên nguyện vọng, đồng thuận của người bệnh sau khi hiểu rõ những lợi ích, nguy cơ khi phẫu thuật, theo bác sĩ Thùy Giang. Hiện có hai kỹ thuật chính để tái tạo vú là túi ngực và mô tự thân. Một số trường hợp có thể kết hợp cả hai. Bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp tùy vào tình trạng sức khỏe và mong muốn riêng của người bệnh.
Bác sĩ Giang dẫn nghiên cứu cho thấy ở các nước phát triển, tỷ lệ tái tạo dùng túi ngực đến 80%. Tại TP HCM, tỷ lệ tái tạo dùng túi ngực rất nhỏ, chủ yếu trên nhóm bệnh nhân giai đoạn rất sớm, không có nguy cơ xạ trị sau mổ và tùy điều kiện phương tiện của từng nơi. Đây là kỹ thuật tái tạo đơn giản hơn dùng mô tự thân, thời gian mổ nhanh hơn, gây mê hồi sức và hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, dễ chỉnh sửa ngực đối bên, đảm bảo thẩm mỹ cao, nhất là phụ nữ trẻ.
Trong gần 15 năm thực hiện kỹ thuật tái tạo vú, bác sĩ Thùy Giang gặp nhiều phụ nữ lo ngại tái tạo vú ảnh hưởng đến quá trình điều trị hoặc làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ, tái tạo ngực không làm tăng nguy cơ tái phát di căn nếu chẩn đoán ban đầu chính xác. Tái tạo ngực sau phẫu thuật đoạn nhũ vừa điều trị ung thư, vừa đảm bảo thẩm mỹ và không gây khó khăn cho theo dõi về sau.
Nghiên cứu của Hệ thống Y tế Đại học NorthShore (Mỹ) thực hiện giai đoạn 2003-2010 với gần 74.000 phụ nữ, cho thấy tỷ lệ phụ nữ dưới 45 tuổi chọn phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa tăng từ 9,3% năm 2003 lên 26,4% năm 2010. Số người thực hiện phương pháp này tăng lên ở các nước châu Âu, nhất là trên phụ nữ có mang đột biến gene BRCA1-2 và tỷ lệ hài lòng cao sau tái tạo bằng túi ngực.
Nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi chưa ở trong độ tuổi của tầm soát do khả năng mắc bệnh thấp, không liên quan vấn đề thai sản và di truyền, chụp nhũ ảnh dễ bỏ sót do cấu tạo mô vú rất dày. Phần lớn chẩn đoán phải kết hợp MRI vú. Do đó, phụ nữ độ tuổi này nên khám ngực định kỳ. Tầm soát phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh, điều trị khỏi, chi phí thấp, giữ được ngực và tạo hình thẩm mỹ.
20h, ngày 5/10, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức tư vấn trực tuyến với chủ đề "Đặt túi ngực ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú", phát trên fanpage VnExpress. Các bác sĩ tham gia gồm ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú; BS.CKI Đỗ Anh Tuấn, khoa Ngoại Vú; BS.CKI Phạm Tấn Phát, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp. Độc giả gửi câu hỏi tại đây để được giải đáp. |
Nguyễn Trăm
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi